BÀI TẬP PHỤC HỒI DÂY CHẰNG ĐẦU GỐI SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC- GIAI ĐOẠN I

Đứt dây chằng chéo trước là một tổn thương thường gặp, đặc biệt, ở những người mong muốn trở lại hoạt động thể thao thì phục hồi dây chằng đầu gối với mục đích bảo vệ mảnh ghép, tăng cường sức mạnh những thành phần khớp gối khác( dây chằng chéo sau, gân bánh chè,…), và đồng bộ chức năng khớp gối, là rất quan trọng. Kế hoạch này được thiết kế để giúp bạn phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật và nên được hướng dẫn trực tiếp bởi một chuyên gia vật lý trị liệu.

I. GIAI ĐOẠN 1: Giai đoạn sớm sau hậu phẫu

Đây là giai đoạn hồi phục ban đầu và thường kéo dài từ 1 – 3 tuần. Trong tuần đầu tiên bạn nên nghỉ ngơi và kê cao chân của bạn trong một khoảng thời gian dài trong ngày.

Mục tiêu: 

  • Giảm viêm và sưng tấy
  • Phạm vi vận động: 0 ° đến ≥ 110 ° cuối tuần thứ 3 sau phẫu thuật.
  • Hoạt động cơ tứ đầu

1. MANG TRỌNG LƯỢNG

Sử dụng nạng để chịu trọng lượng bằng cách giảm khoảng 50% trọng lượng của bạn qua chân phẫu thuật của bạn. Tăng khối lượng khi bạn đã chịu được trọng lượng đầy đủ. Với nạng, hãy cố gắng đi bộ bằng “gót- ngón chân” bình thường. Quá trình này phụ thuộc vào tình trạng sưng, đau và cơ tứ đầu điều khiển.

LƯU Ý QUAN TRỌNG: Bạn sẽ được thông báo nếu đã trải qua phẫu thuật phục hồi sụn chêm hoặc dập sụn khớp hoặc phù tuỷ xương. Bệnh nhân bị phù tuỷ xương có thể không chịu được trọng lượng hoàn toàn nếu không có nạng trước 6 tuần sau khi hoạt động. Những bệnh nhân phục hồi sụn chêm sẽ được hướng dẫn phục hồi tư thế gấp gối trong tối đa 12 tuần để tạo thời gian lành sụn. Hướng dẫn cụ thể sẽ được cung cấp bởi bác sĩ phẫu thuật của bạn.

2. CHƯỜM LẠNH VÀ KÊ CAO CHÂN

Chườm lạnh nên được áp dụng ngay sau khi phẫu thuật và được sử dụng ít nhất 20 phút mỗi giờ khi bạn đang thức. Chân phẫu thuật của bạn phải được kê cao với đầu gối thẳng khi áp dụng liệu pháp lạnh và khi nghỉ ngơi.

Kê cao chân đúng tư thế.

3. BÀI TẬP:

a. Gấp duỗi cổ chân:

Bàn chân và cổ chân được gấp duỗi chủ động lên xuống khoảng 20 lần mỗi giờ.

b. Tăng biên độ vận động khớp gối:

  • Gấp: trong tư thế nằm, cong đầu gối của bạn bằng cách trượt gót chân hướng về phía mông. Sử dụng chân còn lại để hỗ trợ nếu cần thiết. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 20 cái.
Gấp gối được hỗ trợ với gót chân còn lại.
  • Duỗi: trong tư thế nằm, đặt một cái khăn quấn tròn phía dưới cổ chân của bạn để duỗi thụ động dưới tác dụng trọng lực, căng đầu gối của bạn để duỗi. Bắt đầu với 2 phút 1 lần và sau đó tăng lên 5 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Động tác này rất quan trọng trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật để ngăn giới hạn vận động khớp gối.
Duỗi gối với tác dụng chính là trọng lượng.

c. Tăng sức mạnh:

  • Co cơ tứ đầu đùi:

Trong tư thế ngồi với gối thẳng và cẳng chân nâng đỡ, siết cơ đùi trước bằng cách đè cẳng chân xuống phía dưới. Tập trung vào siết cơ đùi và tránh nâng cẳng chân bằng khớp háng. Thực hiện 5-10 lần với mỗi lần kéo dài khoảng 5 giây. Tăng dần lên 30 lần với mỗi lần giữ khoảng 10 giây.

Siết ( Gồng) cơ đùi ở tư thế ngồi
  • Nâng thẳng chân: 

Trong tư thế như mô tả ở hình bên, siết chặt cơ đùi trong khi vẫn giữ thẳng chân và nâng cao khoảng 10cm. Thực hiện bài tập này 5-10 lần và giữ 5 giây mỗi lần. Tăng dần lên 30 lần, giữ 5-10 giây mỗi lần.

Nâng thẳng chân với gối thẳng.
  • Khép háng:

Trong tư thế nằm, gối cong như hình dưới, giữ yên quả banh giữa 2 khớp gối. Thực hiện 5-10 lần với mỗi lần giữ 5 giây. Tăng dần lên 30 lần, giữ 5-10 giây mỗi lần, nghỉ mỗi 5 giây giữa mỗi lần.

Bài tập khép háng.

d. Căng cơ:

Ngồi với gối thẳng, quấn 1 sợi dây vòng quanh bàn chân của bạn và nhẹ nhàng kéo các ngón chân, bàn chân hướng về phía bạn. Giữ mỗi lần căng cơ tối thiểu 30 giây và lặp lại 4 lần.

Kéo căng bàn chân và ngón chân.

THỰC HIỆN TẤT CẢ CÁC BÀI TẬP 2-3 LẦN MỖI NGÀY ĐỂ CẢI THIỆN SỨC MẠNH VÀ BIÊN ĐỘ VẬN ĐỘNG. BẠN NÊN THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP Ở CẢ HAI CHÂN.

Cân nhắc thêm một số bài tập khi đầu gối của bạn chịu đựng được:

  • Các bài tập biên độ vận động khác được chấp nhận (gót chân trượt trên tường; uốn cong thụ động khi ngồi sử dụng chân còn lại để đẩy, co và duỗi đầu gối nhẹ nhàng-thư giãn)
  • Tăng sức mạnh khớp háng và cổ chân khi chịu đựng được.
  • Tập đạp xe tại chỗ
  • Đi lại bình thường khi có / không có nạng

Những điều kiện để có thể tiếp tục tập sang giai đoạn II:

  • Duỗi gối đủ
  • Gấp gối > 110 độ
  • Quản lý được độ đau khi thực hiện các bài tập

Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33972483/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *